Kính Thuốc Là Gì? Điểm Danh 4 Loại Kính Thuốc Phổ Biến

kính thuốc

Thị trường kính thuốc ngày càng phức tạp bởi sự xuất hiện đồng loạt của nhiều mẫu kính từ các thương hiệu khác nhau. Điều này vô hình chung khiến người dùng hoang mang và khó khăn trong việc tìm mua kính phù hợp. Nếu không tỉnh táo rất có thể sẽ sa bẫy của các nhà cung cấp kính trên thị trường, mua phải kính kém chất lượng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đôi mắt. Vậy có những loại kính thuốc nào? Cần lưu ý gì khi mua kính? Câu trả lời chi tiết sẽ được Kính mắt S bật mí trong bài viết này nhé!

1. Kính thuốc là gì? 

Hiểu đơn giản, kính thuốc là loại kính sử dụng thấu kính chuyên biệt đeo trước mắt để cải thiện tầm nhìn người sử dụng. Vậy kính thuốc có tác dụng gì? 

Tác dụng chính của loại kính này là chữa các tật khúc xạ như: Cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị. Theo đó, kính sẽ được đặt gần mắt người đeo với độ mỏng dày nhất định tùy vào tình trạng sức khỏe đôi mắt của bạn. 

Xuất hiện và phát triển từ lâu, chịu sự cạnh tranh từ nhiều mẫu kính hiện đại như kính áp tròng, nhưng đến nay kính thuốc vẫn luôn là sự ưu tiên hàng đầu của người dùng trên thị trường. Kính giúp mang lại tầm nhìn chi tiết, rõ nét, đồng thời hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe đôi mắt cho người dùng. Ngày nay, kính thuốc được phát triển thêm nhiều tính năng tân tiến hơn, chẳng hạn như kính đổi màu, kính chống tia UV, chống ánh sáng xanh…giúp đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của người dùng.

kính thuốc là gì
Kính thuốc là gì?

2. Các loại kính thuốc phổ biến nhất hiện nay 

Kính cận thị, loạn thị, viễn thị và lão thị là 4 loại kính thuốc phổ biến trên thị trường hiện nay. Với mỗi loại kính sẽ có đặc trưng riêng về công dụng cũng như vật liệu sử dụng. Cùng theo dõi thông tin chi tiết ở phần bài dưới đây nhé!

2.1. Kính cận thị 

Cận thị là một trong những tật khúc xạ thường gặp ở mắt, khiến người mắc gặp khó khăn trong việc quan sát, nhận biết các hình ảnh ở khoảng cách xa. Để thấy rõ vật thể, buộc người dùng phải đeo kính cận thị có độ cận phù hợp. Dựa vào độ cận, cận thị được chia thành 3 mức độ khác nhau. 

  • Mức độ nhẹ: Độ cận dưới 3 Diop 
  • Mức độ vừa: Độ cận từ 3 – 6 Diop 
  • Mức độ nặng: Độ cận trên 6  Diop

Để bảo vệ sức khỏe đôi mắt, chúng ta nên đeo kính có độ cận phù hợp. Tránh sử dụng kính có độ cận lớn hoặc nhỏ hơn số đo thực tế mắt, bởi sẽ khiến tình trạng mắt càng trở nên trầm trọng. Hay thậm chí, nếu nặng hơn còn dẫn đến một số bệnh nghiêm trọng về mắt khác.

Gợi ý: Cách Đọc Bảng Kiểm Tra Thị Lực Hiệu Quả Nhất

kính thuốc
Kính cận thị giúp nhìn mọi thứ rõ ràng hơn

2.2. Kính loạn thị 

Loạn thị là tật khúc xạ ở mắt, xảy ra do giác mạc có hình dạng bất thường khiến cho việc tập trung ánh sáng giảm dần. Ở những người bị loạn thị sẽ nhận biết hình ảnh bị mờ và không rõ ràng. Thực tế, loạn thị có thể đi kèm với cận thị hoặc viễn thị, trở thành cận loạn hoặc viễn loãn. Với người mắc đồng thời 2 tật khúc xạ, hình ảnh nhìn nhận được sẽ vô cùng mờ ảo và không chi tiết. Nếu không được kiểm tra và chữa trị kịp thời, nhiều khả năng sẽ gây mù loà. 

Người bị loạn thị nên sử dụng kính có độ loạn phù hợp, giúp điều chỉnh tầm nhìn chi tiết và chính xác hơn.

kính thuốc có tác dụng gì
Kính loạn thị giúp điều chỉnh tầm nhìn chi tiết và chính xác hơn

2.3. Kính viễn thị 

Khác với cận thị, viễn thị là tình trạng mắt không nhìn các vật thể ở gần nhưng lại có thể nhận biết nhanh hình ảnh vật thể ở khoảng cách xa. Đây là một trong những tật khúc xạ phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau, bao gồm cả người già và trẻ em. Viễn thị được chia thành 3 mức độ khác nhau, bao gồm: 

  • Mức độ nhẹ: Độ viễn thị dưới 2 Diop
  • Mức độ vừa: Độ viễn từ 2 – 5 Diop 
  • Mức độ nặng: Độ viễn từ 5 Diop trở nên

Giống kính cận thị, chúng ta nên chọn kính có độ viễn phù hợp với tình trạng sức khoẻ mắt hiện tại. Tuyệt đối không dùng kính có độ viễn quá cao hoặc thấp, bởi sẽ làm mắt đau nhức, gây khó chịu và mờ mắt. Nếu nặng hơn, có thể gây lác mắt. 

kính thuốc
Kính viễn thị giúp nhìn mọi thứ ở gần rõ ràng hơn

2.4. Kính lão thị 

Lão thị là tình trạng giảm khả năng nhìn vật thể ở gần, đây là hệ quả của quá trình lão hoá thuỷ tinh thể dẫn đến hạn chế khả năng điều tiết mắt ở người già. Và kính lão thị là một giải pháp hoàn hảo dành cho bạn, giúp nhìn mọi thứ rõ ràng và chi tiết hơn.

3. Hướng dẫn chọn kính thuốc phù hợp 

Thực tế, không nhiều người dùng hiện nay biết cách chọn mua kính thuốc phù hợp. Phần đông đều lựa theo cảm tính, điều này dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe đôi mắt. Vậy cần làm gì để mua đúng mẫu kính chất lượng? Đọc thông tin dưới đây bạn sẽ có câu trả lời cụ thể. 

3.1. Dựa vào chất liệu 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mắt kính được làm từ các dạng vật liệu khác nhau. Nhưng điển hình hơn phải kể đến 4 chất liệu sau, gồm: Thuỷ tinh, Plastic, Trivex và Polycarbonate. Ở mỗi loại sẽ có đặc điểm riêng: 

  • Thuỷ tinh: Đây là dạng vật liệu đầu tiên được sử dụng làm mắt kính. Dù được nhận xét là mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị các tật khúc xạ mắt, nhưng mắt thuỷ tinh lại có nhiều nhược điểm, chẳng hạn như dễ vỡ và trầy xước. 
  • Plastic: So với mắt kính thuỷ tinh, loại mắt này được ưa chuộng sử dụng hơn bởi có trọng lượng nhẹ nhàng, tính hiệu quả quang học cao và đặc biệt ít nguy hiểm hơn. Xuất hiện và phát triển trên thị trường từ khá sớm, nhưng đến nay mắt kính plastic vẫn được người dùng yêu mến là chọn sử dụng. Kính giúp mang lại sự thoải mái, dễ chịu cho người đeo. 
  • Trivex: Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, mắt kính này có khả năng chống vỡ ấn tượng. Nhưng đáng tiếc, độ chiết suất của nó khá thấp, chỉ khoảng 1.53. Nếu chọn dùng mắt kính này, tròng kính sẽ khá dày nếu độ khúc xạ cao. 
  • Polycarbonate: Không phải là chất liệu được nhiều người dùng quan tâm, nhưng Polycarbonate vẫn được đánh giá cao bởi có chất lượng tuyệt vời. Loại mắt này có độ bền cao, vì vậy có thể kéo dài thời gian sử dụng lâu dài cho bạn. 

Tham khảo: Các Loại Tròng Kính Cận Tốt Nhất Hiện Nay

kính thuốc có tác dụng gì

3.2. Dựa theo chiết suất 

Chiết suất mắt kính là chỉ số đặc trưng cho khả năng bẻ cong ánh sáng khúc xạ của vật liệu. Tương ứng với độ cận của mắt sẽ có các loại kính với độ chiết suất phù hợp. Hiện nay, chiết suất mắt kính được phân thành 3 mức độ khác nhau: 

  • Chiết suất nhẹ (1.56 hoặc 1.60): Dành cho mắt cận từ 0 – 2,5 Diop.  
  • Chiết suất trung bình (1.60, 1.67 hoặc 1.74): Dành cho mắt cận từ 2,5 – 7 Diop.
  • Chiết suất cao (1.74): Dành cho mắt cận từ 7 Diop trở nên. 
kính thuốc
Chọn kính có chiết suất phù hợp

3.3. Dựa vào tính năng kính 

Kính thuốc ngày nay được sản xuất kết hợp với nhiều tính năng khác nhau, chẳng hạn như khả năng chống xước, chống ánh sáng xanh, chống mỏi mắt, chống tia UV…Dựa vào nhu cầu sử dụng, chúng ta dễ dàng đưa ra quyết định mua kính với tính năng phù hợp.

Tham khảo: Đeo Kính Cận Bị Chóng Mặt Có Nguy Hiểm Không?

3.4. Chọn kính theo khuôn mặt

Với mỗi khuôn mặt sẽ có kiểu kính phù hợp riêng. 

  • Mặt vuông: Với những người mặt vuông, nên chọn kính có gọng hình bầu dục, giúp tổng thể gương mặt mềm mại và thu hút hơn. 
  • Mặt kim cương: Gọng kính hình oval hoặc không gọng là đề xuất không thể hoàn hảo hơn dành cho những người mặt kim cương, góp phần làm cho gương mặt trở nên cá tính, nổi bật hơn. 
  • Mặt dài: Người mặt dài nên đeo kính có viền lớn hoặc khung kính rộng, bởi sẽ giúp tạo sự cân đối cho khuôn mặt. 
  • Mặt tròn: Với những người mặt tròn, kính gọng vuông hoặc hình chữ nhật là sự lựa chọn tuyệt vời nhất, tạo cảm giác thon gọn và thanh thoát cho gương mặt. 

Trên đây là tổng hợp thông tin về đặc điểm, phân loại và hướng dẫn cách chọn mua kính thuốc chất lượng mà bạn nên tham khảo. Hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về mẫu kính đặc biệt này, từ đó có sự lựa chọn phù hợp với tình trạng sức khỏe đôi mắt của mình. Nếu bạn có bất kể thắc mắc hay câu hỏi nào, vui lòng để lại phản hồi dưới đây là chúng tôi sẽ trả lời nhanh chóng, chính xác.

ĐỌC THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *